Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Bài tập thông điệp

                                              Thông điệp đối với Lãnh đạo:
Dự án “ Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” đã được thực hiện tại thư viện Vạn Ninh được 03 tháng. Nhờ dự án này mà nhiều người biết đến thư viện nhiều hơn, khả năng sử dụng máy tính cũng tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao dân trí, đời sống tinh thần  người dân. Song, do nguồn lực ít, nhân sự thiếu nên khả năng đáp ứng nhu cầu được hướng dẫn của người dân chưa cao, chưa đủ. Thư viện huyện Vạn Ninh rất mong nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo đơn vị trong việc hỗ trợ thêm nhân sự, tăng kinh phí trong thời gian đến, để Thư viện có thể phục vụ tốt nhu cầu thông tin của người dân, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của nhân dân.

·    
·        Thông điệp đối với người sử dụng:
Hiện nay, dự án “ Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” đã được tiến hành trong thư viện huyện Vạn Ninh. Dự án đã góp phần nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet của người dân, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa biết sử dụng máy tính và truy nhập Internet. Thư viện Vạn Ninh có kế hoạch mở lớp hướng dẫn cho mọi người để họ có thể sử dụng thành thạo máy tính và biết cách truy nhập Internet. Song, do nguồn kinh phí hạn chế nên việc mở lớp đang gặp khó khăn. Thư viện Vạn Ninh rất mong nhận được sự chung tay, giúp đỡ, ủng hộ kinh phí của mọi người để việc mở lớp được thực hiện thuận lợi và ý nghĩa.



                                                                                                                  (TTTT sưu tầm)

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Bai tap nhom 3

Hạn chế vận động vì thoái hóa khớp

̣̣̣http://thoaihoakhopgoi.vn/bai-viet/thong-tin-benh/han-che-van-dong-vi-thoai-hoa-khop.html
(22/02/2013 - 08:55)
Hiện nay, ở Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm khoảng 10,41% các bệnh về xương khớp, trong đó, 2/3 bệnh nhân là phụ nữ. Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm và làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Bệnh thoái hóa khớp hay gặp ở người trong độ tuổi trung niên, cao tuổi, thường xảy ra tại các khớp lớn, chịu lực như khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm như khuân vác đồ nặng cũng làm tăng trọng tải cho khớp, khiến cho các khớp bị thoái hóa thêm trầm trọng. Ngoài ra, yếu tố di truyền, béo phì, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

kết quả tìm kiếm



         KẾT QUẢ BÀI TẬP THỰC HÀNH TÌM KIẾM

 1,  TRÊN GOOGLE
                                              Khoảng 23.600 kết quả (0,22 giây)

* Bài2(toanvan)http://dantri.com.vn/suc-khoe/phong-ngua-suy-tim-som-o-nguoi-benh-tim-mach-756238.htm
* Bài3(toanvan)Phó GS.Ts. Phạm văn Các

http://www.benhtimmach.com/2011/02/nhung-dau-hieu-e-chan-oan-benh-tim.html


2, TRÊN OPAC THƯ VIỆN TỈNH KHÁNH HÒA
                           Có 150 kết quả tìm được


3, TRÊN CSDL ĐỊA CHÍ TINH KHÁNH HÒA.(Văn Hóa CHĂM)
                                    Có 76 kết quả tìm được


nuôi tôm hùm



Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản
Aquaculture & Fishery
ThS. Võ Văn Nha - Trung tâm NCTS 3, Tap chi KHTS 2/2003
http://www.vietlinh.vn/library/aquaculture_shrimp/hum_benh_humbong.asp
Kết quả bước đầu nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng những năm qua làm cơ sở cho ngư dân ven biển miền Trung, đặc biệt là Phú Yên phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm lồng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2001 toàn tỉnh Phú yên có hơn 11.000 lồng, riêng huyện Sông Cầu có khoảng 10.000 lồng nuôi tôm hùm, chủ yếu là nuôi tôm hùm bông (P.ornatus) và tập trung ở các xã ven biển như: Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Thọ và thị trấn Sông Cầu.
Tuy vậy, sự phát triển tự phát và việc quản lý chưa tốt đặc biệt là thức ăn nuôi tôm hùm lồng chủ yếu là thức ăn tươi sống, gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi, làm dịch bệnh xảy ra. Trước thực trạng đó, hướng tìm hiểu hiện trạng bệnh tôm hùm nuôi lồng ở nơi có nghề nuôi tôm hùm.

bệnh tim mạch



CHẾ ÐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH
http://www.ykhoa.net/duoc/dinhduong/05_0110.htm
Tác giả : BS. HOÀNG CÔNG ÐƯƠNG
http://www.ykhoa.net/duoc/dinhduong/images/248-1.jpgKiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch. Ðối với một số bệnh như cao huyết áp, suy tim, hay tiểu đường, suy thận, chế độ kiêng cữ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm bớt lượng thuốc cần phải uống hàng ngày, tăng tác dụng của một số thuốc điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp điều trị này hầu như chưa được thực hiện đúng để đem lại hiệu quả cho bệnh nhân.
CHẾ ÐỘ ĂN

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ

Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ

Thứ Hai, ngày 04/04/2011 09:36 AM (GMT+7)
Ca từ là một đề tài gần như không cạn khi nói tới các bài hát của Trịnh Công Sơn. Từ thành phố Đà Lạt, nơi gắn bó với một thời tuổi trẻ của nhạc sĩ họ Trịnh, một bạn đọc đã có những phát hiện mới thú vị về điều tưởng như không còn mới này.
Trên chặng đường phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, Trịnh Công Sơn như một nhà phù thủy của ngôn từ, ông khoác vào ngôn ngữ mẹ đẻ một quầng ảo vọng, siêu thực mà theo tôi có lẽ nhiều năm sau cũng khó có người Việt nào đạt đến trình độ điêu luyện ấy. Những sự vật tầm thường nhưng khi được “chiếc đũa thần” của Trịnh gõ vào thì lập tức biến thành lạ thường. “Nắng” thì ai chả thấy, nhưng chỉ có Trịnh Công Sơn mới thấy Nắng thủy tinh. “Mưa” đương nhiên ai chả biết nhưng Mưa hồng thì chỉ chàng trai họ Trịnh mới hay! Hạ là hè. Mùa hạ tức mùa hè. Điều đó có gì lạ! Lạ chăng là bởi sau chữ Hạ, Trịnh Công Sơn thêm chữ Trắng đầy diễm tuyệt trong ca khúc Hạ trắng. “Mắt xanh xao” có lẽ đối với các nhà bệnh lý học thì đấy là triệu chứng của một bệnh nào đấy, nhưng đối với Trịnh thì “mắt xanh xao” lại là điểm nhấn cho một hình ảnh liêu trai, đài các: “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” (Diễm xưa).
Ở đây, tôi mạo muội làm cái việc “động trời” là đụng đến Nguyễn Du - một bậc thầy về ngôn ngữ. Không có ý so sánh, tôi chỉ muốn bàn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ giữa hai con người tài danh này mà thôi. Ở Nguyễn Du, tiếng Việt chỉ đẹp bởi sự chính xác, mang tính triết lý cao, và xem ra cái “mỹ” ở đây chỉ là cái “mỹ” của hiện thực. Còn cái “đẹp” của Trịnh Công Sơn lại là cái đẹp bảng lảng, sương khói của siêu thực, ấn tượng, bởi vì ông có khả năng tạo nên độ bóng của ngôn từ. Sự vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng.

Những chiếc bánh sinh nhật đẹp nhất, độc đáo, dễ thương

Những chiếc bánh sinh nhật đẹp nhất, độc đáo, dễ thương






Bánh sinh nhật đẹp nhất